NGÀNH IN ẤN ĐÃ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?
Trong thế kỉ của công nghệ số người ta dần quên đi sách báo truyền thống và công nghệ in ấn. Hôm nay chúng ta hãy quay về lịch sử để xem sự phát triển của ngành in, đã có những bước tiến vĩ đại nào nhé.
Hàng nghìn năm kể từ sau khi chữ viết được phát minh, công việc sao chép tài liệu vẫn chủ yếu chỉ là chép tay. Một bản sao chép đòi hỏi lượng thời gian rất lớn, nó có thể tiêu tốn từ hàng tháng đến hàng năm trời mới có thể hoàn thành xong, và giá của những bản in này có lẽ chỉ thích hợp với túi tiền của tầng lớp thượng lưu. Điều này đã tạo ra một rào cản rất lớn trong việc lưu truyền kiến thức, thông tin, ý tưởng...., và do đó kéo tụt sự phát triển của cả một xã hội.
Chính sự thèm khát tri thức thông qua sách vở, tài liệu đã thúc đẩy con người phát minh ra một phương thức mới: in ấn. Kể từ khi những phương pháp in ấn đầu tiên ra đời vào những thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, cho đến khi Xerox - Chiếc máy in điện tử đầu tiên được công bố vào năm 1949 tại Mỹ, lịch sử của công nghệ in ấn gần như đã song hành với nền văn minh nhân loại.
Những phương thức in ấn thời kỳ sơ khai
Vào những thế kỉ đầu sau Công Nguyên, tại Trung Quốc đã khai sinh ra phương thức in ấn đầu tiên: giấy than. Bằng cách sử dụng giấy than đè lên trên bản gốc, sau đó chà xát nhiều lần bằng ván gỗ, họ đã có được một bản copy với nền đen chữ trắng.
Tuy nhiên, ít năm sau đó, có một phương pháp khác, cho ra sản phẩm ngược lại với phương pháp giấy than, nền trắng – chữ đen. Nó được gọi là phương pháp in khuôn: những tài liệu, hình ảnh được khắc nổi trên một tấm ván gỗ, sau đó bôi mực lên trên, cuối cùng được dập vào giấy. Công nghệ này sau đó trở nên cực kỳ phổ biến ở các nước Đông Á.
Tuy nhiên, phương thức in khuôn tồn tại những nhược điểm quá lớn. Một bản in phải tốn rất nhiều thời gian mới có thể hoàn thành, và sau khi in xong, bản in sẽ nhanh chóng được ném vào sọt rác. Thêm vào đó, trong quá trình làm rất dễ bị hỏng
Đến đời Tống tại Trung Quốc, đã có một thợ in đã nghĩ ra phương pháp in rời các văn tự. Đầu tiên, những văn tự này sẽ được khắc nổi trên một mảnh đất sét, sau đó mảnh đất sét này được nung lên và gắn với một tấm sắt mỏng - một bản in đã được tạo ra. Sau khi hoàn thành, bản in này sẽ được cắt rời ra và lưu trữ cho việc in ấn sau này.
Rõ ràng, đây là một ý tưởng vĩ đại nhưng hoàn toàn không có tính thực tiễn, khi những văn tự Trung Quốc có thể lên đến hàng nghìn con chữ riêng biệt.
Cuộc cách mạng ngành in ở châu Âu
Với bảng chữ cái alphabet, công nghệ in rời trở nên đơn giản và dễ áp dụng hơn nhiều. Năm 1448, Gutenberg chọn những chất liệu kim loại để tạo ra những chữ cái, con số, hay những ký tự rời rạc, sau đó nhập chúng vào khuôn và sắp xếp để tạo ra một thông điệp trước khi nó được in ra hàng loạt.
Với vật liệu kim loại, rõ ràng công nghệ in của Gutenberg trở nên vượt trội so với những gì mà người Trung Quốc đã nghĩ ra: những bản in trở nên tinh xảo hơn, sắc nét hơn, đồng thời dễ bảo quản hơn. Ông cũng là người đầu tiên sử dụng loại mực in dầu vào công nghệ in, và với cải tiến này, bản in trở nên đậm nét hơn, bền hơn nhiều lần so với những bản in sử dụng loại mực nước trước đây.
Công nghệ in của Gutenberg đã được tạp chí Life Magazine đánh giá là phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử 1000 năm trở lại đây.
Công nghệ in ấn gần như không thay đổi trong suốt ba thế kỷ sau kể từ khi phương thức của Guntenberg ra đời. Phương thức này cho thấy tính hiệu quả cao hơn hẳn so với những phương thức trước đây.
Máy in đầu tiên chạy bằng hơi nước được thiết kế vào năm 1811 bởi kiến trúc sư người Đức Friedrich Koenig, với khả năng in ra khoảng 1100 trang/giờ. Máy in này sau đó đã được bán cho tạp chí Times, và ở đây nó đã được cải tiến để có thể in lên cả hai mặt của tờ giấy.
Tuy nhiên, phải đến khi máy in Lino ra đời vào năm 1884, lịch sử ngành in mới thực sự có một cột mốc đáng nhớ. Bằng cách sử dụng máy đánh chữ (type-writter), máy Lino cho phép nhập các ký tự bằng cách vận hành cơ học thay vì bằng tay như trước đây. Với công suất có thể lên đến hàng triệu bản in trong một ngày, máy in Lino đã đưa báo chí trở thành phương tiện truyền thông chính vào thời điểm đó.
Thế kỷ 20, kỷ nguyên của những chiếc máy in điện tử
Những chiếc máy photocopy đầu tiên
Năm 1938, Chester Carlson, một sinh viên vừa tốt nghiệp trường đại học Caltech, đã phát triển ý tưởng tạo ra công nghệ "in khô" thông qua máy in điện tử. Anh đã cố bán ý tưởng này cho hơn 20 công ty, đến năm 1949, tập đoàn Haloid tại New York đã đồng ý chi tiền để biến ý tưởng của Carlson thành sự thực. Họ gọi công nghệ này này là "Xerography" (tiếng Hy Lạp nghĩa là in khô), và sau đó tập đoàn này đã đổi tên thành Xerox - Tập đoàn in ấn lớn nhất thế giới hiện nay.
Về cơ bản, một máy photocopy sẽ có ba trục: trục in để in lại những hình ảnh cần photo lên giấy, trục ép để ép chặt những hạt mực vào giấy, và trục lau để lau sạch trục in, chuẩn bị cho một lần photo mới. Sau đó chúng được cải thiện cho khả năng làm việc tốt hơn, một lần quét có thể ra được nhiều bản
Tiếp sau đó là những công nghệ in hiện đại khác được ra đời, và được phổ biến trên toàn thế giới, với những đặc thù cho từng kiểu in khác nhau như: máy in kim, máy in laser, máy in kỹ thuật số, máy in 3D…
Kết Luận
Có thể thấy công nghệ số ngày càng phát triển, nhưng những giá trị mà ngành in ấn mang lại trong đời sống hàng ngày là không thể thay thế. Xã hội phát triển thì ngành in ấn cũng có những bước tiến song hành. Nhận biết được điều đó, Việt Logos luôn không ngừng thay đổi, luôn cải thiện chính mình trong từng công đoạn để mang đến cho khách hàng những sản phẩm hoàn thiện nhất và hợp với xu hướng nhất.
VIỆT LOGOS GẮN KẾT ĐAM MÊ TẠO NÊN GIÁ TRỊ
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HỖ TRỢ TRỰC TIẾP
CÔNG TY TNHH VIỆT LOGOS
Địa chỉ: Số 96 Phố Nhổn - Tây Tựu - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Tell: 0966151610 - 0942732982
Email: vietlogos.vn@gmail.com
Website: http://inanmarketting.vietlogos.com.vn/
Facebook: fb.com
Bài viết liên quan




Hiện chưa có bình luận nào