(2025) Tổng hợp văn bản Pháp luật quy định về nhãn hàng hóa (tem nhãn mác sản phẩm)
Nhãn hàng hóa là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và quyền lợi của người tiêu dùng, các quy định pháp luật về nhãn hàng hóa ngày càng được hoàn thiện. Việc nắm rõ các văn bản pháp luật về nhãn hàng hóa là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, để thực hiện đúng các nghĩa vụ và trách nhiệm, từ đó giảm thiểu rủi ro pháp lý. Hãy cùng tìm hiểu các văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến nhãn hàng hóa tại Việt Nam qua bài viết dưới đây:
1. Luật Thương mại 2005
Luật Thương mại 2005 quy định các nguyên tắc chung về giao dịch thương mại, trong đó có điều 32 quy định cơ bản về nhãn hàng hóa. Điều này giúp đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và tạo ra một môi trường thương mại minh bạch, là nền tảng để các văn bản pháp luật liên quan đến nhãn hàng hóa được xây dựng và thi hành.
2. Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/06/2017, quy định chi tiết về yêu cầu và các tiêu chuẩn đối với nhãn hàng hóa, bao gồm Tên hàng hóa, Kích thước nhãn hàng hóa, Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa, Ghi nhãn phụ…
3. Thông tư 05/2019/TT-BKHCN quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa
Thông tư này cung cấp hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện các quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP, nhằm làm rõ hơn những yêu cầu về Vị trí nhãn hàng hóa; Ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hóa; Ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa; Ghi thành phần trên nhãn hàng hóa;… Từ đó giúp các doanh nghiệp thực thi đúng quy định.
4. Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa
Nghị định 111/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15-02-2022, trong đó sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP như Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;…
Ngoài ra, Nghị định 111/2021/NĐ-CP cũng bãi bỏ và thay thế một số quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, như: Bãi bỏ nội dung quy định: Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam” quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
5. Thông tư 18/2022/TT-BKHCN quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa của một số nhóm hàng hóa bằng phương thức điện tử
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2023. Thông tư quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa được thể hiện bằng phương thức điện tử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP.
Điều 3 của thông tư quy định Nguyên tắc thể hiện một số nội dung bắt buộc bằng phương thức điện tử.
VIETLOGOS - GIẢI PHÁP HOÀN HẢO CHO TEM NHÃN CHUYÊN NGHIỆP
🌟Tạo ấn tượng mạnh mẽ cho sản phẩm!
🌟Nâng cao sự tin cậy và uy tín sản phẩm!
🌟Khẳng định giá trị thương hiệu vượt trội!
🌟Tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng tối ưu!
In tem nhãn giá xưởng - Nhãn Mác Đẹp Ấn tượng 2025
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI NGAY HÔM NAY ĐỂ SỞ HỮU NHỮNG CHIẾC TEM NHÃN VƯỢT TRỘI NHẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG:
🔖 CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT LOGOS
Thiết kế&Sản Xuất Tem Nhãn - Chuẩn Sắc Nét, Nhìn Là Nhớ!
🏘 Add: Số 30 Phố Nhổn - Tây Tựu - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
🔔 Hotline: 0934 148 568 - 0963 911 363
www.vietlogos.com.vn * temnhan.vietlogos.com.vn
Email: vietlogos.vn@gmail.com
Facebook: fb.com/vietlogos
Bài viết liên quan




Hiện chưa có bình luận nào